Dưới đây là bài viết của thầy Sato, giáo viên của trường chúng tôi được đăng trên trang chủ của “Tổ chức bồi dưỡng giáo viên tiếng Nhật” (ARC), đây là bài viết dành cho cộng đồng giáo viên tiếng Nhật tại Nhật Bản, tuy nhiên, tôi xin dịch bài đăng này mong chia sẻ cùng quý phụ huynh và các em học sinh điều chúng tôi tâm niệm.
Nguồn:
“Chúng tôi đã có buổi nói chuyện cùng thầy Sato, giáo viên giảng dạy tại Học Viện Ngôn Ngữ Quốc Tế Oji với chủ đề “Yasashi nihongo” cần thiết trong đời sống”. Với sự gia tăng của cư dân người nước ngoài gần đây, chúng ta cần ý thức điều gì khi giao tiếp với người nước ngoài.
Thành phố Warabi và cư dân nước ngoài
Ở thành phố Warabi tỉnh Saitama, tại trường Nhật ngữ nơi tôi làm việc, số lượng cư dân nước ngoài đang gia tăng nhanh chóng.
Từ năm 2015, mỗi năm tăng thêm 1% và tới 8/2020 đã tăng tới 9.8%. Cứ 10 người dân có một người nước ngoài, so với phạm vi toàn quốc đây quả là con số rất lớn. Tỉ lệ người nước ngoài chiếm 2.25% dân số toàn quốc. Tỉ lệ ở tỉnh Saitama là 2.67%, Warabi là nơi chiếm tỉ lệ cao nhất ở Saitama.
Warabi được yêu thích bởi đây là địa điểm chỉ mất 30 phút đi tàu tới ga Shinjuku. So với các ga lân cận, khu vực này có nhiều kiến trúc cao tầng và có tính địa phương đặc trưng. Tầm quan trọng trong việc tiếp nhận người nước ngoài tại đây còn nhiều chủ đề cần bàn tới.
Trong tình hình đó, chính quyền thành phố làm tâm điểm đã lên kế hoạch tạo thuận tiện cho việc tiếp nhận và giao lưu với người nước ngoài theo phương châm cộng sinh đa văn hóa. Tiên phong và lĩnh hội phương châm này, với tư cách ủy viên, học sinh Học Viện Ngôn Ngữ Quốc Tế Oji đã trải nghiệm hoạt động cộng đồng có liên quan tới người nước ngoài.
“Yasashi nihongo” là gì ?
Gần đây đã có nhiều chủ đề về việc giao lưu và tiếp nhận người nước ngoài, trong đó có lối suy nghĩ “Yasashi nihongo”. Nói một cách đơn giản, nó có nghĩa là tiếng Nhật dễ hiểu với người nước ngoài. Thành phố đã tổ chức đào tạo nhân viên chương trình “Yasashi nihongo” để đáp ứng phương châm nêu trên.
Lời nói đầu có phần dài, mời bạn cùng tôi xem thế nào là “Yasashi nihongo”
Giáo viên tiếng Nhật chúng ta khi nói chuyện với học viên sẽ không nói giống như khi nói với người Nhật, tức sẽ thay đổi trạng thái. Vậy thay đổi trạng thái như thế nào?
1. Hạ tốc độ
Với người có kinh nghiệm học ngoại ngữ, đây chắc chắn là điều rất có ích để đối phương dễ hiểu. Ngược lại, với người chưa quen giao tiếp cùng người không đồng ngôn ngữ, họ có khuynh hướng càng muốn diễn đạt thì lại càng nói nhanh khiến kết quả ngược lại. Bởi thói quen là càng cuống quýt thì lại càng nói nhanh.
2. Chuyển đổi từ ngữ
Đầu tiên là lựa chọn từ ngữ. Tức đòi hỏi kỹ thuật chuyển ngữ. Hãy xem xét các từ sau:
Từ “chikoku”, có thể đổi thành “okureru” theo cách nói bằng động từ. Vậy từ nào dễ hiểu hơn? “chikoku” là từ thường dùng trong trường học, nơi làm việc, dễ gặp trong đời sống.
Động từ “okureru” thường gặp với người đã học tới nửa sau của trình độ sơ cấp, nhiều người nước ngoài tới Nhật chưa lâu không biết từ này.
So với từ “okureru”, tính từ “osoi” là từ ở cấp độ mới học, dùng từ này với người mới học sẽ nhiều người hiểu hơn. Nếu nói chikoku mà đối phương không hiểu thì có thể thỏa hiệp bằng cách chuyển sang từ “osoi”.
Ở điểm này, có tranh luận rằng nên tránh dùng thành ngữ có cấu tạo bằng chữ Hán, nhưng lại có ý kiến cho rằng với những người ở nước có sử dụng chữ Hán thì dùng quán ngữ chữ Hán dễ hiểu hơn. Tất nhiên dù có cùng chữ Hán với tiếng Trung nhưng phát âm khác nhau, nên viết bằng chữ thì có thể hiểu, phát âm bằng tiếng Nhật thì không thể.
Trường hợp sau:
Nếu nói “jutai (tắc đường)” thì đổi sang cách nói nào?
“kuruma ga tsumatteiru (kẹt xe)” “michiga ga kondeiru (đường đông)” ?
“kuruma (xe cộ)” được xếp vào nhóm từ quan trọng nên hầu hết ai cũng biết từ này trước khi tới Nhật. Nhưng từ “tsumaru (tắc nghẽn)” là từ ở cấp độ trung nên ít người mới sang Nhật biết. Ví dụ: bạn có biết từ “tắc nghẽn” trong tiếng Anh không?
“michi (đường)” và “komu (đông đúc)” được nhiều người biết hơn từ “tsumaru (tắc)”, tôi cho rằng học sinh mới tới Nhật mức hiểu từ chưa cao. Nhưng thực tế ngược lại, từ “jutai (tắc đường) ” lại được biết đến nhiều hơn vì nó được dùng nhiều trong giáo trình tiếng Nhật sơ cấp.
Trong chỉ dẫn lựa chọn từ ngữ, có thể thử chuyển đổi dựa trên kinh nghiệm học ngoại ngữ của bản thân mình. Tôi nghĩ hầu hết bạn đọc đều kinh qua việc học tiếng Anh, bạn hãy thử nghĩ nếu là mình thì nói thế nào trong tiếng Anh như sau:
- Từ kozui (ngập lụt), nói thế nào khi chuyển ngữ? “Kawa no mizu ga afureru”
- Từ “kawa (con sông)” mức độ dễ hiểu, “mizu (nước)” dễ hiểu, “afureru (tràn trề)” thì sao?
- Từ “kozui (ngập lụt)” ?
Nhiều người biết từ “flood” hơn so với từ “overflow” phải không?
Tương tự vậy, nếu nói “sightseeing” thì nhiều người hiểu hơn từ “see the sights”, vì từ này được gặp nhiều trong sách hướng dẫn du lịch nước ngoài.
Từ đó chúng ta hiểu rằng không cần né tránh dùng quán ngữ bằng chữ Hán.
Tiếng Nhật “yasashi” cần thiết ngày nay
Người có ít kinh nghiệm giao tiếp với người nước ngoài cần luôn ý thức việc dùng từ ngữ như thế nào để đối phương hiểu. Câu trả lời là biết được quá trình học của họ. Việc giáo viên tiếng Nhật sử dụng tiếng Nhật thường ngày với người học chính là “Yasashi nihongo”. Hãy thử ngẫm lại với người có kinh nghiệm học ngoại ngữ, vì sao cùng một từ ngữ mà có người nói dễ nghe, có người nói khó nghe? Bởi vì người nói tiếng Nhật dễ nghe chắc chắn do họ đã nói bằng “Yasashi nihongo”.
Chúng ta hãy ghi nhớ điều sau:
Không nói lặp đi lặp lại một cách thúc ép nhiều lần một từ ngữ.
Nâng giọng lên đột ngột chỉ khiến đối phương làm ra vẻ hiểu rồi, và làm giảm ý muốn giao tiếp của đối phương.
Với người Nhật, khi càng muốn nói một cách lịch sự thì lại càng cố gắng chọn lọc từ vựng, kết quả là lại dùng từ gây khó hiểu hơn. Người để nhiều cảm xúc vào câu từ dễ rơi vào cái bẫy của từ ngữ.
Chúng ta hãy thấu hiểu điều trên. Tôi cảm nhận rằng trong xã hội hiện nay điều đó là cần thiết nhất. Nghĩ đơn giản thì mấu chốt nằm ở 2 điều: tốc độ và kiểm soát từ ngữ. “
Tác giả
Sato Ayumi, giáo viên Học Viện Ngôn Ngữ Quốc Tế Oji
Trích dẫn:
※ Số liệu thống kê dân số hàng năm trên website của thành phố Warabi
※ Dựa trên ghi chép của Tổng cục dân cư 1/1/2020
※ Số cư dân nước ngoài trên trang web của tỉnh Saitama cuối tháng 12/2019